Quy trình bảo dưỡng biến tần chuẩn kỹ thuật bạn cần biết
19/02/2025
Tin tức
Bảo dưỡng biến tần đúng kỹ thuật là yếu tố quan trọng để duy trì hiệu suất ổn định, kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa sự cố. Bảo trì định kỳ không chỉ giúp thiết bị vận hành trơn tru mà còn tối ưu hóa hiệu suất, giảm thiểu rủi ro hỏng hóc và đảm bảo hệ thống luôn hoạt động an toàn, bền bỉ.
Bảo dưỡng biến tần định kỳ là một yếu tố vô cùng cần thiết để đảm bảo biến tần hoạt động ổn định, bền bỉ theo thời gian. Một quy trình bảo dưỡng biến tần giúp tối ưu công suất nhờ việc phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn và kéo dài tuổi thọ thiết bị, giảm thiểu rủi ro hư hỏng đột ngột.
Vậy bảo dưỡng biến tần cần thực hiện như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu quy trình bảo dưỡng biến tần đạt chuẩn kỹ thuật trong bài viết dưới đây!
1. Bảo dưỡng biến tần kiểm tra định kỳ là như thế nào?
Bảo dưỡng biến tần là hoạt động nhằm duy trì tình trạng hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của biến tần.
Đây không chỉ là một khuyến nghị mà còn là một yêu cầu quan trọng mà bạn bắt buộc phải thực hiện.
Bão dưỡng biến tần định kì giúp duy trì hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ của máy
Tiêu chí cần đạt khi thực hiện bảo dưỡng biến tần đảm bảo an toàn như sau:
Nhiệt độ từ -10°C~50°C
Độ ẩm đạt từ 5%~95%, không có độ ẩm, hơi nước ngưng tụ lại.
Bụi, dầu bẩn, độ ẩm và nước: Không có bùn bẩn, dầu bẩn và nước chảy gần biến tần.
Độ rung: Biến tần chạy êm, mượt, không có rung động, rung lắc bất thường.
Khí gas: Không có mùi lạ và khói bất thường, kiểm tra trực quan bằng thị giác và khứu giác.
Ngoài ra khi trước khi thực hiện theo hướng dẫn bảo dưỡng biến tần ta cần lưu ý những điều sau:
Không nên dùng hóa chất có tính ăn mòn cao để vệ sinh biến tần và các bộ phận bên trong biến tần.
Có thể sử dụng khăn ẩm để vệ sinh biến tần, nhưng không được dùng khăn ẩm để vệ sinh bên trong các linh kiện biến tần.
Nếu cảm thấy thiết bị bị nhiễm ẩm, cần có biện pháp khắc phục ngay.
Trước khi thực hiện vệ sinh, bảo dưỡng biến tần, hãy chắc chắn đã tắt nguồn điện hoàn toàn bên trong biến tần và thiết bị, máy móc.
2. Tại sao cần bảo dưỡng biến tần theo khuyến nghị nhà sản xuất?
Biến tần là thiết bị quan trọng trong hệ thống điều khiển động cơ trong các hệ thống công nghiệp.
Biến tần là thiết bị quan trọng trong các hệ thống công nghiệp
Tuy nhiên, giống như bất kỳ thiết bị điện tử nào khác, thiết bị này cũng có nguy cơ xuống cấp theo thời gian nếu không được bảo dưỡng biến tần đúng cách.
2.1. Phòng ngừa sự cố
Biến tần được cấu thành từ nhiều linh kiện quan trọng như mô-đun IGBT, tụ điện, cuộn kháng…
Những bộ phận này có tuổi thọ hữu hạn và có thể suy giảm theo thời gian do nhiệt độ cao, độ ẩm hoặc bụi bẩn.
Bảo dưỡng biến tần sẽ giúp phát hiện và xử lý sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó giảm thiểu nguy cơ gián đoạn sản xuất hoặc thiệt hại tài chính do sự cố ngoài ý muốn.
2.2. Duy trì hiệu suất hoạt động
Sau một thời gian vận hành, các linh kiện bên trong biến tần có thể bị hao mòn, dẫn đến suy giảm hiệu suất và ảnh hưởng đến công suất đầu ra.
Các yếu tố như bụi bẩn tích tụ, nhiệt độ cao và kết nối lỏng lẻo có thể làm giảm hiệu suất chuyển đổi năng lượng, khiến biến tần hoạt động kém hiệu quả hơn.
Việc vệ sinh, kiểm tra và bảo dưỡng biến tần định kỳ giúp khôi phục lại hiệu suất ban đầu của thiết bị, đảm bảo hệ thống luôn hoạt động ổn định với hiệu suất tối ưu.
Bảo dưỡng biến tần giúp duy trì hoạt động của máy tốt
2.3. Kéo dài tuổi thọ thiết bị
Một biến tần được bảo trì đúng cách có thể kéo dài tuổi thọ đáng kể so với thiết bị không được bảo dưỡng.
Trong quá trình bảo dưỡng biến tần, các kỹ thuật viên có thể phát hiện và khắc phục sớm những hư hỏng nhỏ trước trở nên nghiêm trọng.
Điều này không chỉ tránh tình trạng xuống cấp nhanh chóng của thiết bị mà còn tối ưu hóa hiệu suất đầu tư, giảm thiểu chi phí thay thế biến tần mới trong tương lai.
2.4. Đảm bảo an toàn vận hành
Bảo dưỡng biến tần định kỳ không chỉ giúp hệ thống hoạt động trơn tru mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho người vận hành.
Các hư hỏng không được phát hiện kịp thời có thể gây ra sự cố nghiêm trọng như chập mạch, quá nhiệt hoặc thậm chí cháy nổ, gây nguy hiểm cho con người và tài sản.
Việc kiểm tra và biến tần định kỳ giúp phát hiện các rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa kịp thời, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và ổn định.
Việc tuân thủ quy trình bảo dưỡng biến tần không chỉ giúp duy trì hiệu suất mà còn phòng ngừa sự cố, kéo dài tuổi thọ thiết bị và đảm bảo an toàn cho hệ thống vận hành.
Vì vậy, đừng chờ đến khi gặp sự cố mới quan tâm đến việc bảo trì – hãy chủ động thực hiện bảo dưỡng biến tần định kỳ để hệ thống luôn vận hành ổn định và hiệu quả.
3. Quy trình bảo dưỡng biến tần đúng tiêu chuẩn
Để đảm bảo biến tần hoạt động ổn định, bền bỉ và an toàn, việc bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn là điều cần thiết.
Cần bảo dưỡng biến tần đúng tiêu chuẩn để duy trì hoạt động của máy tốt
Quy trình bảo dưỡng biến tần thường bao gồm các bước sau:
3.1. Kiểm tra tổng quan biến tần
Trước khi tiến hành bảo dưỡng biến tần chi tiết, cần thực hiện kiểm tra tổng quan nhằm đánh giá tình trạng hiện tại.
Các công việc chính bao gồm:
Quan sát tình trạng bên ngoài: Kiểm tra xem biến tần có dấu hiệu hư hỏng vật lý, trầy xước, cháy nổ hay không.
Kiểm tra đèn báo lỗi: Xác định xem biến tần có hiển thị lỗi hoặc cảnh báo nào không.
Nghe tiếng hoạt động: Nếu có âm thanh lạ (rè, ù, rung mạnh), có thể biến tần đang gặp sự cố.
3.2. Vệ sinh biến tần
Bụi bẩn tích tụ có thể làm giảm hiệu suất làm mát và gây ra lỗi hệ thống.
Vì vậy, việc vệ sinh biến tần định kỳ là rất quan trọng trong việc bảo dưỡng biến tần.
Tắt nguồn hoàn toàn trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn.
Dùng khí nén thổi bụi trong các khe tản nhiệt, quạt làm mát và bo mạch.
Lau sạch bề mặt bằng khăn mềm, tránh sử dụng hóa chất gây hại.
Kiểm tra quạt làm mát, nếu quạt hoạt động kém cần thay thế.
3.3. Kiểm tra và siết chặt các kết nối điện
Sau thời gian dài hoạt động, các điểm kết nối dây dẫn có thể bị lỏng, gây mất ổn định nguồn điện nên khi bảo dưỡng biến tần ta cần:
Kiểm tra các đầu nối dây, cáp nguồn, cáp điều khiển.
Dùng tua vít siết chặt các ốc vít tại đầu nối nếu cần.
Kiểm tra hệ thống tiếp địa để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra và siết chặt các kết nối điện của biến tần để đảm bảo an toàn
3.4. Kiểm tra linh kiện bên trong
Một số linh kiện bên trong biến tần có thể bị xuống cấp theo thời gian:
Tụ điện: Kiểm tra hiện tượng phồng, rò rỉ hoặc suy giảm giá trị điện dung.
Module IGBT: Đo kiểm tra để phát hiện lỗi hoạt động.
Bo mạch điều khiển: Đảm bảo không có dấu hiệu cháy, chập, oxy hóa.
Cuộn kháng, điện trở xả: Kiểm tra độ bền cách điện, đo thông số hoạt động.
Nếu phát hiện linh kiện có dấu hiệu hư hỏng, nên thay thế kịp thời để tránh sự cố nghiêm trọng.
3.5. Chạy thử và đánh giá hiệu suất
Sau khi hoàn thành bảo dưỡng biến tần, cần kiểm tra lại thiết bị trước khi đưa vào vận hành:
Khởi động biến tần ở chế độ không tải để kiểm tra hoạt động.
Kiểm tra dòng điện, điện áp, nhiệt độ và độ ổn định của biến tần.
Đưa vào tải thực tế và theo dõi hoạt động trong thời gian ngắn để đảm bảo hệ thống làm việc tốt.
ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM